Gia Đình Phật Tử
Lịch Sinh Hoạt
Liên Lạc
Hướng Dẫn
Ảnh chụp tại chánh điện Chùa Pháp Vũ
Chu Niên 18 Năm thành lập GĐPT Đức Dục Bergen - Nauy
Ảnh chụp tại chánh điện Chùa Pháp Vũ
Chu Niên 18 Năm thành lập GĐPT Đức Dục Bergen - Nauy
Bác Gia Trưởng : Liêu Lai - An Tương
Liên đoàn trưởng: Vũ Thị Ngọc Tuyền - Diệu Vượng
Liên đoàn phó: Nguyễn Đỗ Kỳ Anh - Minh Ngữ
Thư ký: Lê Thị Hồng Nga - Huệ Hướng
Thủ quỷ: Nguyễn Thị Kim Sa - Nhựt Nguyện
ĐOÀN TRƯỞNG NGÀNH THIẾU NAM |
ĐOÀN TRƯỞNG NGÀNH THIẾU NỮ |
Nguyễn Đỗ Kỳ Anh - Minh Ngữ |
LÊ THỊ HỒNG NGA-HUỆ HƯỚNG Nguyễn Rosa - Như Từ |
ĐOÀN TRƯỞNG NGÀNH OANH NAM |
ĐOÀN TRƯỞNG NGÀNH OANH NỮ |
Đăng Văn Thiên - Quảng Long |
Vũ Thị Ngọc Tuyền - Diệu Vượng |
Email liên lạc Ban Huynh Trưởng:
Nguyễn Đỗ Kỳ Anh: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. |
Các em Thiếu Nữ chuẩn bị dâng hoa Lễ Phật trong ngày Đại Lễ
Dâng Hoa
Lược sử
Gia Đình Phật Tử từ Việt Nam đến Hải Ngoại
I.- Mở Đầu :
Gia Đình Phật Tử là một Tổ Chức Giáo Dục Tuổi Trẻ Phật Giáo được thành lập năm 1943, qua các danh xưng như Đoàn Đồng Ấu Phật Tử, Phật Học Đức Dục, Gia Đình Phật Hóa Phổ.
Gia Đình Phật Tử không chỉ là một Tổ Chức độc đáo của Phật Giáo Việt Nam; mà còn là một Tổ Chức duy nhất của Phật Giáo Thế Giới, đã hàng ngũ hóa được Thanh, Thiếu, Đồng Niên suốt gần 60 năm qua, trong một hệ thống tổ chức có cương lĩnh, đường lối chính đáng, nhằm xây dựng đạo đức bản thân và khả năng của giới trẻ, để đóng góp vào các công cuộc xây dựng gia đình, cộng đồng và xã hội theo tinh thần Phật Giáo - lấy Châm Ngôn BI - TRÍ - DŨNG làm nền tảng, dựa vào 5 Điều Luật tượng trưng bởi 5 Hạnh : Tinh Tấn, Hỷ Xả, Thanh Tịnh, Trí Tuệ và Từ Bi làm sức sống.
II.- Bối cảnh thành lập :
Gia Đình Phật Tử Việt Nam đã được khai sinh trong một bối cảnh lịch sử đặc biệt :
1.- Trên bình diện quốc tế :
a.- Về phương diện chính trị :
Thế chiến thứ hai sắp bùng nổ, sự tranh chấp giữa khối Trục và Đồng Minh, mà bản chất là tranh giành thuộc địa, đặt các Dân tộc nhược tiểu trước một cơ hội để vùng dậy, chọn lựa chỗ đứng của mình.
b.- Về phương diện văn hóa :
Sự phát triển của văn minh vật chất, sự xâm lăng của các cường quốc kỷ nghệ đã làm đảo lộn giá trị nhân bản cổ truyền của các dân tộc, nhất là các dân tộc Đông Phương, tuy yếu kém về các mặt quân sự, chính trị, kinh tế, nhưng đã có một tập truyền văn hóa tiến bộ. Sự kiện này đã gây thành những phản ứng văn hóa, để bảo vệ nếp sống cổ truyền của các dân tộc Đông phương.
2.- Trên bình diện quốc gia :
a.- Về phương diện chính trị, quân sự và văn hóa :
- Việt Nam đang bị sự đô hộ của thực dân Pháp.
- Phong trào kháng chiến dành độc lập cho Tổ Quốc bằng quân sự chấm dứt sau cuộc khởi nghĩa thất bại tại Yên Bái năm 1930.
- Văn minh cổ truyền của Dân Tộc bị đe dọa trầm trọng, bởi văn minh vật chất của Tây phương truyền sang, được một số người vong bản, mất gốc phụ họa, đẩy Việt Nam đi vào con đường nô lệ, đồng hóa ngoại bang.
b.- Về phương diện Phật Giáo :
Ảnh hưởng phong trào Chấn Hưng Phật Giáo Trung Hoa do Thái Hư Đại Sư đề xướng, các Hội Phật Giáo, Phật Học được thành lập khắp cả ba miền :
* Miền Nam : - Lưỡng Xuyên Phật Học (1931)
- Nam Kỳ Nghiên Cứu Phật Học (1931).
* Miền Trung - An Nam Phật Học Hội (1932).
* Miền Bắc : - Việt Nam Phật Giáo (1934).
III.- Lược Sử :
1.- Nguyên nhân thành lập :
Ý thức tinh thần Duy Tân Dân Tộc và khôi phục nền Văn Hóa Dân Tộc trước nguy cơ diệt vong của đất nước, mà Phật Giáo là một Tôn Giáo có đủ hai yếu tố quan trọng : giữ vững được truyền thống dân tộc và có một triết lý khai phóng, có thể làm nền tảng vững chắc cho cuộc sống mới.
Bởi vậy, một số thanh niên trí thức Miền Trung, dưới sự hướng dẫn của Bác sĩ TÂM MINH Lê Đình Thám, đã đề xướng ra Tổ Chức Giáo Dục Thanh Thiếu Niên theo tinh thần Phật Giáo, để xây dựng lý tưởng quốc gia và tinh thần đạo pháp, nhằm chống lại nền văn hóa nô dịch, mất gốc do thực dân Pháp và nhóm tay sai thực hiện, với mưu đồ phá tan tinh thần yêu nước, yêu quê hương giống nòi của Dân Tộc Việt Nam.
2.- Các giai đoạn hình thành và phát triển :
a.- Thời kỳ sơ khởi :
ớ Đoàn Đồng Ấu Phật Tử (1935) : dành cho Thiếu Niên Phật Tử từ 12 đến 18 tuổi.
ớ Đoàn Phật Học Đức Dục (1940) : Kết hợp hàng ngũ thanh niên trí thức với mục đích :
- Nghiên cứu Phật Giáo với tinh thần mới, nhận định tư tưởng Phật Giáo dưới ảnh hưởng của nền khoa học và tư tưởng hiện đại.
- Mở lớp triết học so sánh, nghiên cứu ba tôn giáo : Phật, Khổng và Lão Giáo, dành cho thanh tiên tân học.
- Dùng những hình thức phổ biến báo chí, sách truyện, tiến đến việc thành lập các đoàn thể Thanh, Thiếu Niên Phật Giáo.
ớ Gia Đình Phật Hóa Phổ (1943) : Gia Đình Phật Hóa Phổ chính là tổ chức đầu tiên của Thanh, Thiếu Niên Phật Giáo có đường lối rõ rệt và chính là tiền thân của Gia Đình Phật Tử Việt Nam sau này.
Gia Đình Phật Hóa Phổ được thành lập vào ngày 14.03.1943 do những Thanh Niên của Đoàn Phật Học Đức Dục, phối hợp cùng một số Huynh Trưởng Hướng Đạo theo khuynh hướng Phật Giáo đứng ra tổ chức với sự sát nhập của Đoàn Đồng Ấu Phật Tử. Các Gia Đình Phật Hóa Phổ đầu tiên tại Huế : Tâm Minh, Tâm Lạc, Thanh Tịnh, Sum Đoàn.
@ Năm 1944 : thành lập các Gia Đình Phật Hóa Phổ tại Thành Nội, Gia Hội, Vỹ Dạ, Nguyệt Biều, Thiên Mụ.
@ Năm 1945 : Tổ chức Trại Huấn Luyện và Họp Bạn tại Tây Thiên, cải tổ và bổ sung cấp lãnh đạo.
Sau đó, vì tình hình chiến tranh, sinh hoạt Gia Đình Phật Hóa Phổ bị gián đoạn.
b.- Thời kỳ xây dựng và kiện toàn :
@ Năm 1947 : Nung nấu lại Tổ Chức, Gia Đình Phật Hóa Phổ được tái thành lập, hai Gia Đình đầu tiên tại Huế là Hướng Thiện và Gia Thiện. Sau đó, nhiều Gia Đình Phật Hóa Phổ khác ra đời và Ban Hướng Dẫn Thừa Thiên được thành lập.
@ Năm 1948 : Ba Gia Đình Phật Hóa Phổ đầu tiên ở Bắc được thành lập là : Giác Minh, Minh Tâm và Liên Hoa.
@ Năm 1950 : Gia Đình Phật Hóa Phổ đầu tiên được thành lập ở Sài Gòn (Miền Nam) là : Chơn Tri.
@ Năm 1951 : Đại Hội Huynh Trưởng Gia Đình Phật Hóa Phổ đầu tiên được tổ chức tại chùa Từ Đàm, Huế gồm đại diện của Trung và Bắc Phần. Kết quả :
- Danh Hiệu Gia Đình Phật Tử được thay thế Gia Đình Phật Hóa Phổ.
- Nội Quy Trình Gia Đình Phật Tử được thiết lập.
- Tiếng nói thống nhất vang dội.
@ Năm 1953 : Đại Hội Huynh Trưởng lần thứ 2 được tổ chức cũng tại chùa Từ Đàm, Huế với đầy đủ đại diện của cả ba miền Trung, Nam, Bắc. Mục đích của Hội Nghị là "Cải thiện đời sống Gia Đình Phật Tử" với những khẩu hiệu :
- Đạo trong Đời, Đời trong Đạo.
- Lý thuyết cho thực hành, thực hành cho lý thuyết.
- Áp dụng đúng thời và hợp thế.
Hội nghị này cũng đã quyết định Chương Trình Tu Học của các Ngành; lời kêu gọi thống nhất cũng bắt nguồn từ Hội Nghị này.
@ Năm 1954 : Chiến tranh Việt - Pháp chấm dứt bằng cuộc chia đôi đất nước. Dòng sông Bến Hải cũng đã vô tình làm cách mặt một số đông anh chị em và bạn bè áo Lam của chúng ta...
@ Năm 1955 : Đại Hội Huynh Trưởng lần thứ 3 được triệu tập tại chùa Linh Sơn, Đà Lạt, kết quả :
- San định Nội Quy và Quy Chế Huynh Trưởng.
- Tu chỉnh hình thức tổ chức Đoàn, Đội, Chúng, Đàn và Huynh Trưởng.
@ Năm 1960 : Trại Họp Bạn Ngành Thiếu mang tên Vạn Hạnh dự trù tổ chức tại Nha Trang đang tiến hành thuận lợi, thì không được phép của chính quyền.
@ Năm 1961 : Đại Hội Huynh Trưởng lần thứ 4 được triệu tập tại chùa Xá Lợi, Sài Gòn với đầy đủ đại diện của ba miền Trung, Nam và Bắc (Hội Phật Giáo Bắc Việt tại Nam Phần). Đặc điểm của Hội Nghị này :
- Thống Nhất Nội Quy và Quy Chế Huynh Trưởng.
- Ban Hướng Dẫn Trung Ương Gia Đình Phật Tử Việt Nam lần đầu tiên được công cử.
@ Năm 1962 : Trại Họp Bạn Ngành Thiếu đầu tiên do Ban Hướng Dẫn Trung Phần tổ chức tại đồi Thiên Ấn, Quảng Ngãi.
@ Năm 1963 : Cuộc vận động cho tự do tín ngưỡng, bình đẳng tôn giáo và công bằng xã hội được phát khởi tại Huế và lan rộng khắp toàn quốc, nhất là sau cuộc tự thiêu của Bồ Tát Thích Quảng Đức - đã khiến cho khắp thế giới kính phục.
Vụ cờ Phật Giáo bị cấm treo chỉ là một giọt nước mắt làm tràn bể nước uất hận chất chứa từ một thế kỷ. Chỉ trong thời trị vì của ông Ngô Đình Diệm, Phật Giáo đã bị nhiều kỳ thị và khủng bố trắng trợn. Riêng về Gia Đình Phật Tử, Huynh Trưởng Phan Duy Trinh bị giết hại dã man tại Huế năm 1955, sau khi anh đã dốc toàn tâm lực để góp phần tổ chức rước Xá Lợi; nhiều Huynh Trưởng bị cưỡng bức qua tôn giáo khác, bị bắt bớ tù đày; nhiều nơi, sinh hoạt Gia Đình Phật Tử bị trở ngại. Nhưng tất cả những đe dọa, đàn áp ấy đã không làm sờn lòng một ai. Cho nên, khi cuộc vận động vừa khởi xướng, thì Gia Đình Phật Tử đã có mặt ngay từ những giờ phút đầu tiên, và đã đóng góp không ít máu xương cho cuộc vận động này, điển hình như :
- Oanh Vũ Đặng Văn Công, Nguyễn thị Kim Khanh, Huyền Tôn Nữ Tuyết Hoa... là ba trong tám Phật Tử bị thảm sát đầu tiên tại Đài Phát Thanh Huế.
- Thiếu Nữ Quách Thị Trang bị bắn chết tại công trường Diên Hồng (Chợ Bến Thành), Sai Gòn.
- Nhiều Huynh Trưởng và Đoàn Sinh khắp toàn quốc bị đánh đập, tra tấn dã man, bị lựu đạn... mang cả tật nguyền cho đến ngày nay.
c.- Thời kỳ Thống Nhất và phát triển :
@ Năm 1964 :
- Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất được thành lập, Hiến Chương của Giáo Hội được ban hành, Gia Đình Phật Tử là một Vụ thuộc Tổng Vụ Thanh Niên của Viện Hóa Đạo.
- Đại Hội Huynh Trưởng lần thứ 5 được triệu tập tại Trường Gia Long, Sài Gòn với hơn 200 đại biểu của 42 Tỉnh và Thị Xã tham dự. Ban Hướng Dẫn các Phần giải tán, để Ban Hưóng Dẫn Trung Ương trực tiếp điều khiển các Tình, thể hiện sự thống nhất toàn diện.
@ Năm 1965 :
- Khóa Hội Thảo Huynh Trưởng toàn quốc được tổ chức tại chùa Dược Sư, Sài Gòn để duyệt xét lại toàn bộ chương trình Tu Học và Huấn Luyện các Ngành, các Bậc.
- Nữ Huynh Trưởng Đào Thị Yến Phi tự thiêu tại Nha Trang để phản đối chính phủ Trần Văn Hương phong tỏa và tấn công chùa chiền.
@ Năm 1966 - 1967 :
- Cuộc vận động của Phật Giáo đòi Quốc Hội Lập Hiến và Chủ Quyền Quốc Gia; đòi hủy bỏ sắc luật 23/67 của Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia (Sắc Luật 23/67 là nguyên nhân đưa đến cuộc phân hóa hàng ngũ Giáo Hội) :
È Huynh Trưởng Nguyễn Đại Thức bị bắn chết tại Đà Nẵng.
È Thiếu Nữ Đào Thị Tuyết tự thiêu tại Sài Gòn.
È Thiếu Nữ Nguyễn Thị Vân tự thiêu tại Huế.
Mặc dù tình thế khẩn trương mọi mặt, Đại Hội Huynh Trưởng Gia Đình Phật Tử toàn quốc lần thứ 6 vẫn được triệu tập tại Trung Tâm Văn Hóa Xã Hội Phật Giáo, Sài Gòn. Đặc điểm của Đại Hội này là : Gây Ý Thức Gắn Liền Đạo Pháp với Dân Tộc.
@ Năm 1968 :
- Nội San Sen Trắng ra đời.
- Đại Hội Huynh Trưởng Ngành Nữ thu hẹp tổ chức tại Nha Trang. Đặc điểm : thống nhất sự sinh hoạt riêng Ngành.
@ Năm 1970 :
- Đại Hội Huynh Trưởng và Bảo Trợ Gia Đình Phật Tử toàn quốc lần thứ 7 được triệu tập tại trường Bồ Đề - chùa Tỉnh, Thị Giáo Hội Quy Nhơn, Bình Định. Đặc điểm của Đại Hội này :
È Công cử Ban Bảo Trợ Trung Ương và đặt kế hoạch phát triển kinh doanh để gây quỹ cho Gia Đình Phật Tử.
È Ban Chấp Hành Cựu Huynh Trưởng Trung Ương ra đời.
È Thống nhất toàn diện chương trình phát triển các Gia Đình Phật Tử tại nông thôn.
- Cũng trong những ngày cuối năm 1970 này, Khóa Hội Thảo Huynh Trưởng Cấp Tấn và Trại Huấn Luyện Huynh Trưởng Huyền Trang được tổ chức tại Chùa Linh Sơn và Trại Trường Đà Lạt. Huynh Trưởng Cấp Tấn Nguyễn Văn Chức tử nạn trong lúc làm Phật sự cho Khóa Hội Thảo này.
@ Năm 1973 :
- Đại Hội Huynh Trưởng Gia Đình Phật Tử toàn quốc lần thứ 8 được tổ chức tại Đà Nẵng. Đặc điểm của Đại Hội này :
È Ý chí tương tế trong Gia Đình Phật Tử Việt Nam được hình thành.
È Tu chính hình thức, cấp hiệu, phù hiệu Gia Đình Phật Tử Việt Nam.
- Cuối năm này, Khóa Hội Thảo Huynh Trưởng Cấp Tấn và Trại Huấn Luyện Huynh Trưởng Cấp III Vạn Hạnh lần đầu tiên được tổ chức tại chùa Linh Sơn và Trại Trường tại Đà Lạt.
@ Năm 1975 :
Cộng Sản cưỡng chiếm Miền Nam, quê hương cẩm tú của bốn ngàn năm văn hiến, bỗng chốc trở thành địa ngục ở cõi trần gian; cả dân tộc của gống Lạc Hồng, của con Rồng cháu Tiên cùng lúc bị đọa đày trong điêu linh tủi nhục, quằng quại trong đau thương khốn khó... Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất liên tục bị khủng bố, đàn áp dã man, gần như bị bức tử nếu không nhờ ở sức mạnh tinh thần Phật Giáo : Bi - Trí - Dũng; và dĩ nhiên, Gia Đình Phật Tử là hệ lụy đương nhiên vì là lực lượng tiên phong của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất - bởi mưu đồ tiêu diệt Phật Giáo để bần cùng, nô lệ và xích hóa Dân Tộc của chánh quyền Cộng Sản.
Nhưng, chính trong hoàn cảnh tang thương đen tối nhất của lịch sử Tổ Quốc, hàng hàng lớp lớp Đoàn Viên Gia Đình Phật Tử - đã vẫn một dạ sắc son, một lòng trung kiên và trung trinh với Giáo Hội Truyền Thống của hai ngàn giữ nước và cứu nước để bảo vệ Đạo Pháp; vẫn hiên ngang vào tù và bất khuất khi ra khám, vẫn kiên cường "giữ lửa" cho Tổ Chức...
Sinh hoạt của Gia Đình Phật Tử tại Việt Nam vốn dĩ đã khó khăn lại càng thêm khốn khó gắp vạn lần hơn ! Tổ Chức gần như bị bức tử, các hoạt động hầu như bị tê liệt trong những năm đầu đen tối đó !!! Và, cũng chính từ trong hoàn cảnh gian nguy như vậy kéo dài mãi đến nay - mà, với số lượng hơn 1,300 Đơn Vị Gia Đình Phật Tử đang phất cao Ngọn Cờ Xanh Sen Trắng vào mỗi cuối tuần trên khắp địa bàn toàn quốc trong hiện tại - là một xác chứng thực tế về Lý Tưởng và Mục Đích của Gia Đình Phật Tử vẫn luôn sáng vững trong lòng Đạo Pháp và Dân Tộc; là một minh chứng cụ thể về Tinh Thần, Ý Chí và Nghị Lực của Anh Chị Em Đồng Đội Chúng Ta vẫn luôn hùng lực trước cơn sóng gió.
d.- Thời kỳ xây dựng và phát triển tại Hải Ngoại :
Và, cũng chính từ cái tháng tư đen của năm 1975 ấy, cùng với làn sóng tỵ nạn, nơi nào có người Việt sinh sống, thì nơi ấy, hình bóng của chiếc áo Lam hiền diệu cũng đã xuất hiện... các Huynh Trưởng lại bắt đầu gầy dựng và phát triển Tổ Chức Gia Đình Phật Tử ở khắp các Quốc Gia Tự Do trên Thế Giới; nhưng, Mục Đích, Lý Tưởng và Sứ Mệnh của Gia Đình Phật Tử vẫn bất biến và nhất quán, vẫn luôn là ngọn hải đăng cho Tuổi Trẻ Phật Giáo Việt Nam từ trong nước ra đến Hải Ngoại noi theo. Và hôm nay, Lá cờ Xanh Sen trắng đông đầy thương yêu, hiểu biết và hùng lực ấy, đã vững vàng tung bay khắp hoàn vũ.
trích từ những thông tin trên mạng..